Giống mít mới - Mít không hạt

Mít không hạt có mùi vị thơm ngon, múi và xơ có màu vàng, độ dày múi đồng đều, bên trong múi không có hạt, cùi nhỏ, rất ít xơ, tỉ lệ phần ăn được trên 90 %. Năng suất cao, trọng lượng trái trung bình 9-10 kg, trái lớn 13-15 kg. Khi chín vỏ trái có màu vàng xanh, quả cân đối.


Thời gian từ trồng đến cho trái 14-18 tháng, nếu điều kiện chăm sóc tốt đầy đủ dinh dưỡng và nước tưới, cây cho trái sau khi trồng 10-12 tháng. Cây con phát triển mạnh, cành mọc dày, phân bố đồng đều quanh thân chính, lá xanh bóng, lá non cuộn tròn tựa lá chè xanh, mép lá khi còn non có răng cưa rất rõ. Giá bán và hiệu quả kinh tế cao nhất so với các giống mít được trồng hiện nay.
Mít không hạt có vỏ mỏng, hàm lượng đường trong trái khi chín rất cao. Khi trái già vỏ có màu vàng xanh, gai nở, các đường chỉ xung quanh gai chuyển thành màu vàng sậm.
Các giống mít bà con nhà vườn trồng nhiều hiện nay chủ yếu là các dòng mít nghệ, mít dừa có nguồn gốc trong nước hay các giống nhập chủ yếu có nguồn gốc từ Thái Lan .
Mít ra trái vào giữa mùa xuân và chín vào cuối tháng hè (ngoài ra còn một số loại cho trái quanh năm), là một loại trái cây không chỉgiàu dinh dưỡng mà nhiều bộphận của nó còn là vịthuốc tốt.
Mít là loài cây thuộc họ dâu tằm có nguồn gốc từ các nước như Ấn Độ, Bangladessh…, vốn là loại trái cây quen thuộc với mọi người, quả mít là một đặc sản luôn được ưa chuộng. Mít ra trái vào giữa mùa xuân và chín vào cuối tháng hè (tháng 7 -8), mít là một loại trái cây không chỉ giàu dinh dưỡng mà nhiều bộ phận của nó còn là vị thuốc tốt.

Cây mít được trồng phổ biến ở các vùng nông thôn. Mít có nhiều loại như mít mật, mít dai, mít tố nữ (đặc sản của miền Nam) v.v,… Mít ăn trái, còn thân cây mít là một loại gỗ quý, dùng để tạc tượng thờ trong các đền chùa vì thớ gỗ mịn, dễ khắc nhưng nặng và chắc, khắc dấu, khắc bản in, làm khuôn đóng xôi, oản... Lá mít có địa vị đặc biệt dùng để lót oản cúng Phật.
Quả mít là một loại trái cây có nhiều thịt, ngọt và thơm. Ngoại trừ lớp vỏ gai, những phần còn lại của quả mít đều ăn được.
Quả mít chứa nhiều hàm lượng đường, có nhiệt lượng cao. Vỏ ngoài trái mít tua tủa gai ngắn. Trái mọc ngay trên thân cây, trên cành chính, đôi khi ngay cả trên rễ phần nổi lên khỏi mặt đất ở dưới gốc cây.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g mít
Mít dai: năng lượng: 48kcal, nước: 85,4g, protein: 0,6g, gluxit: 11,4g, canxi: 21mg, photpho: 28mg, sắt: 0,40mg, betacaroten: 180mg, vitaminC: 5mg,…
Mít mật: năng lượng: 62kcal, nước: 82,2g, protein: 1,5g, gluxit: 14,0g, canxi: 21mg, photpho: 28mg, sắt: 0,40mg, betacaroten: 80mg, vitaminC: 5mg,…
(Nguồn: Bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam).
Ngoài ra cả 2 loại mít đều rất giàu các vitamin B1, B2, PP… Nhiều nghiên cứu cho thấy thức ăn giàu kali sẽ giúp làm giảm huyết áp, mà trong mít lại chứa khá nhiều kali, 100gam có tới 300 mg.
Trong mít còn có chứa nhiều chất phytonutrient (lignans, isoflavones và saponins) rất có lợi cho sức khỏe. Những chất này có đặc tính là chống lại ung thư, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày và làm chậm lại tiến trình thoái hóa tế bào để đem lại sự tươi trẻ và sức sống cho làn da.
Múi mít: khi chín màu vàng cam, vị ngọt. Mít không hạt được trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long, trái rất sai và ngon. Đặc biệt, giống mít tố nữ là một loại mít trái nhỏ, khi chín màu vàng sẫm. Múi mít dính vào lõi chặt hơn vào vỏ nên khi mít chín cầm cuống rút ra có thể kéo theo toàn bộ các múi. Ngoài mít tố nữ, còn có khá nhiều loại mít khác mà nhiều người xếp vào hai nhóm: mít dai (mít khô) múi dày, vị ngọt đậm và giòn; mít mật (mít ướt) múi mềm, hơi nát vị ngọt mát.
Múi mít chín thường được ăn tươi, vào mùa mít chín, bóc múi mít bỏ vào hộp, cho vào tủ lạnh ăn vừa mát, vừa ngọt lại thơm là món ưa thích của nhiều người dân Việt Nam. Ngày tết những gói mít xấy ăn giòn tan hầu như có mặt trong khay bánh kẹo của mỗi nhà, mứt mít cũng là món lai rai của lớp trẻ.
Ngày nay người ta còn chế biến nhiều món ngon từ mít nào là chè mít, kem mít, gỏi mít, mít lên men rượu…
Xơ mít: có thể dùng muối chua như muối dưa, làm gỏi mít, hoặc nấu canh…
Có một món ngon nổi tiếng được làm từ xơ mít được gọi là nhút dùng để ăn kèm trong bữa cơm hàng ngày thay cho dưa và cà. Nhút có hai loại là nhút mít non và nhút xơ mít. Người ta thường chọn xơ của quả mít mật rồi chỉ cần trộn với một chút muối và đem gói chặt trong mo cau để khoảng hai ngày là ăn được. Thế nên nhút vừa có vị thơm ngọt của mít, vừa thoang thoảng hương cau khiến cho ai được nếm thử cũng cảm thấy thích thú. Vì vậy mới có câu: "Nhút Thanh Chương, Tương Nam Đàn”, món nộm làm bằng mít và cà thái nhỏ trộn với thính rồi để chua cũng là món ăn ưa thích của người dân miền Trung.
Canh xơ mít cũng là một món ngon không kém. Đặc trưng của món canh này là không cần đến một chút bột ngọt nào cả mà nước canh vẫn ngọt đậm đà. Canh thường được nấu với cá hoặc thịt nạc cùng một chút hành, vài lát ớt và rau om (rau ngổ) chan vào với cơm gạo tám thì chẳng còn gì bằng.
Hạt mít: Trong hạt mít có chứa tới 70% tinh bột. Hạt mít có thể luộc chín để ăn, hoặc luộc lên rồi đem rang ăn vừa thơm lại vừa bùi... Nhiều nơi hạt mít còn được dùng để chế biến một số món ăn: hầm chân giò lợn, phơi khô giã bột làm bánh...
Không chỉ khi chín mít mới được ưa dùng như vậy, quả mít non cũng được người dân dùng như một loại rau củ để nấu canh, kho cá, trộn gỏi… Theo Đông y, các món ăn với mít non có nhiều tác dụng như: bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa.
Ngoài những lợi ích trên, các phần của cây mít còn dùng để chữa trong một số bệnh như bệnh hen suyễn, mụn nhọt...
Một số bài thuốc từ cây mít:
Chữa tưa lưỡi ở trẻ em: Phơi lá mít vàng cho thật khô rồi đốt cháy thành than, trộn với mật ong, bôi vào chỗ tưa lưỡi 2-3 lần/ngày, tối 1 lần.
Chữa hen suyễn: Lá mít, lá mía, than tre 3 thứ bằng nhau, sắc uống.
Chữa mụn nhọt, lở loét: Lấy lá mít tươi giã nát, đắp lên mụn nhọt đang sưng, sẽ làm giảm sưng đau. Hoặc dùng lá mít khô nấu cô đặc thành cao, bôi lên vết lở loét sẽ mau khỏi.
Vị thuốc từ nhựa mít: Vỏ cây mít có nhiều nhựa, cũng thường được dùng làm thuốc chữa nhọt vỡ mủ. Hoặc có thể dùng nhựa mít trộn với giấm, bôi lên chỗ mụn nhọt sưng tấy.
Vị thuốc từ gỗ mít: Gỗ mít tươi đem mài lên miếng đá nhám, hoặc chỗ nhám của trôn bát, cho thêm ít nước (nước sẽ vẩn đục do chất gỗ và nhựa mít), ngày uống 6-10g, dùng làm thuốc an thần, chữa huyết áp cao, hay những trường hợp co quắp. Hoặc dùng khoảng 20g gỗ phơi khô (hay vỏ thân gỗ), chẻ nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống một lần trong ngày, có tác dụng an thần.
The Gioi Cay Giong . since 1993  
-- 20 năm tuyển chọn giống cây trồng --  


0988868620 - Nhẫn 
ĐC:Ấp 14 - Long Trung - Cai Lậy - Tiền Giang
CN Bình Dương: Ấp 3 - Trừ Văn Thố - Bến Cát - BD

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét